Tình hình chính trị ở Đông Âu Hiệp_ước_Xô-Đức

Chính phủ của các nước Đông Âu láng giềng với Liên Xô cũng có sự mất lòng tin sâu sắc. Tháng 3 năm 1939, sau khi Đức đánh úp Klaipeda của Litva, Liên Xô đã cố gắng đặt quan hệ ngoại giao với Latvia và Estonia, nhưng họ đã gặp phải sự lạnh nhạt. Cũng trong tháng 3, mặc dù tình hình quan hệ giữa Đức và Ba Lan đã trở nên rất căng thẳng nhưng Bộ Ngoại giao Ba Lan vẫn nói rằng Ba Lan không muốn bị ràng buộc bởi bất kỳ một thỏa thuận nào với Liên Xô.[61]

Chính sách của Ba Lan trước chiến tranh được nhà báo kiêm sử gia người Mỹ William Shirer mô tả là tương đương với sự tự sát. Shirer giải thích rằng từ năm 1934, Ba Lan đã chấp nhận làm người đại diện một cách nhất quán cho Đức về các vấn đề bồi thường chiến phí theo Hiệp nghị Versailles. Cùng thời gian đó, giữa Ba Lan và Đức có một tranh chấp lãnh thổ nhỏ về Hành lang Danzig đã phân chia lãnh thổ của nước Đức thành hai phần. Quan hệ giữa Ba Lan và Nga đã đóng băng kể từ Chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan từ năm 1919 đến năm 1921. Trong đó Ba Lan đã dịch chuyển biên giới phía đông của đường Curzon và kết quả là có khoảng 6 triệu thuộc các dân tộc Belarusia và Ukraina đã phải sống trên lãnh thổ Ba Lan. Sau cái chết của Jozef Pilsudski, chính sách của Ba Lan đã được các cựu chiến binh của cuộc chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan như Beck và Edward Rydz-Smigly tiếp tục với lập trường đối đầu với Liên Xô. Như vậy, theo Shirer, Ba Lan đã có một đường biên giới "không thể chấp nhận" đối với cả Đức và Liên Xô, trong khi họ không đủ mạnh để có thể "tranh chấp với hai người láng giềng" cùng một lúc.[62].

Theo nhà sử học Estonia, Tiến sĩ Magnus Ilmyarv, các quốc gia vùng Baltic không tin Liên Xô vì lý do có tính chất lịch sử và vì chế độ chính trị khác nhau. Đầu mùa hè năm 1939, khi giữa Liên Xô, Anh và Pháp có các cuộc đàm phán thì họ lo sợ rằng sẽ bị sáp nhập vào Liên Xô. Trước Chiến tranh Nga Xô Viết - Ba Lan, Hồng quân Bolshevik đã từng lập chính quyền Xô Viết ở đó và họ có thể trở lại. Ngoài ra, sau kinh nghiệm của Hiệp ước Munich, các nước vùng Baltic cũng không tin rằng Anh và Pháp có thể thực hiện nghĩa vụ của mình một cách hiệu lực thực sự để bảo vệ họ trong trường hợp họ bị người Đức xâm lược.[63].

Kết quả là ngày 7 tháng 6, các chính phủ của Estonia, Latvia và Phần Lan nói rằng họ bảo đảm không có bất kỳ một yêu sách nào sẽ được xem như là một hành động gây hấn. Và sau đó, họ vội vàng ký kết một hiệp ước không xâm lược với Đức. Cùng lúc đó, Đức đã không chỉ hứa sẽ không tấn công các nước vùng Baltic, mà còn đảm bảo sự hỗ trợ trong trường hợp sự xâm lược của Liên Xô. Điều này đã tạo cho các chính phủ Baltic một cảm giác an toàn.[64] Các quan chức cao cấp quân đội của Đức (Franz Halder và Wilhelm Franz Canaris) viếng thăm các nước vùng Baltic và có cuộc đàm phán về hợp tác quân sự. Theo đại sứ Đức tại Tallinn, người đứng đầu quân đội Estonia, tướng Rak nói với ông ta rằng Đức và Estonia có thể giúp kiểm soát biển Baltic, bao gồm cả khai thác mỏ ở Vịnh Phần Lan và chống lại tàu chiến của Liên Xô.[61]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệp_ước_Xô-Đức http://www.petrograd.biz/stalin/14-27.php http://mahtrasass.livejournal.com/46977.html http://mahtrasass.livejournal.com/49674.html http://www.tapirr.com/texts/history/suvorov/pravda... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://books.google.de/books?ei=ke--TP6UJ4jOswbRo7... http://books.google.de/books?id=3hQmwTWoqHYC&lpg=P... http://books.google.de/books?id=a8c0AAAAIAAJ&q=Fin... http://www.fordham.edu/halsall/mod/1939pact.html http://d-nb.info/gnd/4011957-9